Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Thuế Cá nhân và thuế TNDN thay đổi lớn trong năm 2016

by Unknown  |  at  20:28

Thuế Cá nhân và thuế doanh nghiệp có những thay đổi lớn trong năm 2016

Các cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế, từ 1-1-2016 sẽ phải đóng thuế cao hơn hiện tại.

Trong công văn gửi các cơ quan thuế trực thuộc, Tổng cục Thuế cho biết, quy định trên được hiểu rằng, từ ngày 1-1-2016, trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ vào doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn, không phân biệt hoá đơn sử dụng theo quyển hay hoá đơn sử dụng lẻ theo từng số. Nghĩa là cá nhân kinh doanh phải đóng thêm thuế riêng cho các hóa đơn mua thêm, ngoài khoản thuế đóng dựa trên doanh thu khoán.


So với quy định hiện hành (Thông tư số 111/2013/TT-BTC) thì đây là một điểm mới. Bởi lẽ, theo hướng dẫn tại tiết a.1.2 điểm a khoản 1 điều 8 của thông tư trên thì có hai trường hợp cần phân biệt là sử dụng hóa đơn theo quyển và hóa đơn lẻ.

Theo quy định tại tiết a1, điểm a, khoản 2, điều 2 của Thông tư 92/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành thì doanh thu tính thuế của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (cơ quan thuế thu dựa trên một mức doanh thu cố định hàng tháng) có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.

Trong đó, trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn quyển, nếu doanh thu trên hoá đơn thấp hơn hoặc bằng doanh thu khoán thì cá nhân chỉ phải nộp thuế khoán; nếu doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán thì ngoài việc nộp thuế khoán cá nhân phải nộp bổ sung thuế đối với phần doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán.


Còn nếu cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số thì nộp thuế khoán đồng thời khai và nộp thuế đối với toàn bộ doanh thu trên hoá đơn theo từng lần phát sinh.

Trao đổi vớiTBKTSG Online, một cán bộ thuế thuộc Cục Thuế TPHCM cho biết, nói một cách dễ hiểu thì số thuế phải đóng của cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế từ đầu năm sau sẽ cao hơn so với hiện tại.

Bên cạnh đó, cũng theo Thông tư 92 và công văn hướng dẫn, các cá nhân kinh doanh còn chịu thêm một số nội dung quản lý.

Cụ thể, cá nhân kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; trường hợp chưa thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế ấn định nộp thuế theo phương pháp khoán, đồng thời lập danh sách những cá nhân kinh doanh này báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.

Đặc biệt, đây cũng là đối tượng có rủi ro khi cơ quan thuế áp dụng quản lý thuế theo phương pháp rủi ro.

Thuế thu nhập doanh nghiệp
“Mức thuế suất phổ thông của Việt Nam hiện nay (25%) tuy không cao hơn các nước trong khu vực nhưng cần được nghiên cứu từng bước điều chỉnh giảm để đảm bảo sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất kinh doanh, phù hợp với xu thế cải cách thuế của thế giới”, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh giải thích.
 Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Ninh, mức thuế suất phổ thông của Việt Nam cần điều chỉnh giảm dần để đảm bảo hấp dẫn đầu tư, khuyến khích sản xuất, kinh doanh

Ngoài đối tượng phải chịu thuế suất phổ thông, doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.
Số lao động và doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là số lao động và doanh thu bình quân của 2 năm trước liền kề.

Điểm khác biệt so với Dự thảo cũ nữa là, Chính phủ đề xuất áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm đối phần thu thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) nếu dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng hoặc 300 triệu USD, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.

Doanh nghiệp cũng được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm đối phần thu thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) nếu dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng hoặc 300 triệu USD, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và sử dụng trên 3.000 lao động.

Theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, Dự thảo Luật thuế TNDN sửa đổi vừa được Chính phủ trình Quốc hội không chỉ tính đến mục tiêu ổn định lâu dài mà còn tính đến hiệu quả thu hút đầu tư, nuôi dưỡng nguồn thu, và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
“Bên cạnh việc tiếp tục tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh việc giảm thuế TNDN phổ thông từ 25% xuống 22% và áp thuế 20%, áp thuế 10% có thời hạn cho một số đối tượng cũng sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh”, ông Ninh phân tích.

Ông Ninh cho rằng, việc giảm thuế suất và áp thuế ưu đãi cho một số đối tượng chắc chắn tác động giảm thu ngân sách nhà nước trong những năm đầu, nhưng sẽ tăng trưởng nguồn thu ngân sách nhà nước trong trung và dài hạn.

Với các mức thuế suất thuế TNDN như dự kiến, theo đánh giá của Ủy ban Tài chính của Quốc hội, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhưng không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn; góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tăng trưởng kinh tế, tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong dài hạn.

Điểm khác biệt lớn nhất của Dự thảo Luật thuế TNDN sửa đổi được Chính phủ trình Quốc hội là giảm thuế TNDN phổ thông từ 25% xuống 22% thay vì 23% như Dự thảo cũ và ấn định thời gian áp thuế TNDN phổ thông 20% kể từ ngày 1/1/2016.

Thuế cá nhân tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp giảm là xu thế chung của thế giới và của cả Việt Nam

0 nhận xét:

Proudly Powered by Blogger.